Cách hạch toán hàng mua - bán trả chậm, trả góp theo thông tư 200

1. Bên mua hàng hóa, TSCĐ trả góp, trả chậm:

- Khi mua hàng hóa, vật tư, TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

      Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

      Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) (nếu có)

      Nợ TK 242 - Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu được khấu trừ)}

            Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

      Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

            Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lải trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

      Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

            Có TK 242 - Chi phí trả trước.

2. Bên hàng bán trả góp, trả chậm:

- Khi bán sản phẩm, hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán (chưa có thuế) trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 "Doanh thu chưa thực hiện", ghi:

      Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

            Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế gtgt)

            Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp (3331, 3332).

            Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế gtgt).

- Định kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

      Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

            Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.(lãi trả chậm, trả góp).

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:

+ Nếu bán sản phẩm, hàng hoá, ghi:

      Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

            Có các TK 154 (631), 155, 156, 157,...

+ Nếu thanh lý, bán BĐS đầu tư, ghi:

      Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

      Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147) (số hao mòn luỹ kế - nếu có)

            Có TK 217- BĐS đầu tư.

VP LUẬT SƯ - CÔNG TY ĐẠI LÝ THUẾ KẾ TOÁN HOÀNG GIA